Lưu ý những bộ phận cấm độ  ô tô tại Việt Nam chủ xe cần biết

Độ ô tô là nhu cầu của nhiều người với mong muốn tạo ra một diện mạo mới cho xế yêu của mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết lưu ý những bộ phận cấm độ xe ô tô tại Việt Nam vì không phải bộ phận nào cũng có thể được phép cải tạo.

Giới thiệu về độ ô tô

Độ ô tô là gì? Ưu nhược điểm của việc độ ô tô
Độ ô tô là gì? Ưu nhược điểm của việc độ ô tô

Độ ô tô là việc nâng cấp các phụ kiện hay bộ phận bên trong nhằm thay đổi diện mạo xe ô tô, tăng khả năng vận hành hoặc gắn thêm các thiết bị tiện ích.

Lợi ích của độ ô tô mang đến:

  • Giúp hiệu suất xe được mạnh mẽ hơn.

  • Tăng tính thẩm mỹ của xe ô tô.

  • Có thêm sự bảo vệ hoặc các tính năng tối ưu cho xe.

Những hạn chế của việc độ ô tô:

  • Tốn kém chi phí.

  • Chất lượng xe độ cần phụ thuộc nhiều vào tay nghề thợ kỹ thuật.

  • Độ quá nhiều chi tiết trên ô tô có thể gây trở ngại khi tham gia giao thông.

>>> Xem thêm: Dịch vụ độ ô tô nội thất - ngoại thất

Lưu ý quy định độ ô tô tại Việt Nam

Độ xe hay cải tạo xe mang lại nhiều lợi ích cho chủ xe. Tuy nhiên, theo quy định của Luật giao thông đường bộ có những bộ phận trên xe cấm được cải tạo. Bởi nếu độ hay cải tạo các bộ phận này, xe sẽ không đảm bảo được sự an toàn khi di chuyển và có tác động lớn đến chất lượng khí thải của xe.

Độ xe ô tô bắt buộc cần lưu ý đến quy định của nhà nước
Độ xe ô tô bắt buộc cần lưu ý đến quy định của nhà nước

Chủ xe không được phép tự ý thay đổi hệ thống, kết cấu, tổng thành sai lệch với mẫu thiết kế ban đầu của nhà sản xuất hoặc bản thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 

Việc độ ô tô, cải tạo xe cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện, đảm bảo bảo vệ môi trường và an toàn kỹ thuật. Trong đó, các hạng mục hay chi tiết bị cấm cải tạo, bổ sung, thay đổi, tháo ra so với thiết kế ban đầu như:

  • Không được cải tạo hệ thống treo.

  • Không được cải tạo hệ thống phanh xe trừ những phương tiện sát hạch được cơ quan có thẩm quyền cho phép lắp thêm phanh phụ.

  • Không được độ, cải tạo hệ thống lái.

  • Không được độ ô tô bằng cách lắp thêm giường hai tầng trên xe chở người.

  • Không được phép tăng kích thước của khoang chở hành lý.

  • Không được thay đổi kích cỡ lốp xe, vết bánh xe, số trục.

  • Không được thay đổi khoảng cách giữa các trục xe cơ giới. Ngoại trừ các trường hợp cải tạo thành xe đầu kéo chuyên dùng.

  • Không được tăng chiều dài toàn bộ xe ô tô.

  • Không được tăng dung tích xi lanh, kích thước lòng thùng xe tải.

Mức phạt độ ô tô không đúng quy định cần nắm rõ

Mức phạt cho những trường hợp cải tạo ô tô không đúng quy định là bao nhiêu?
Mức phạt cho những trường hợp cải tạo ô tô không đúng quy định là bao nhiêu?

Trường hợp chủ xe máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe ô tô hay các loại phương tiện tương tự xe ô tô vi phạm quy chuẩn độ ô tô như: Tự ý hàn, cắt, đục lại số khung số máy sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng đối với cá nhân. Và từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với tổ chức. 

Phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 triệu đến 16 triệu đối với tổ chức nếu vi phạm một trong các điều sau:

  • Tự ý cải tạo các bộ phận đã bị cấm độ ô tô như hệ thống phanh, tổng thành khung, máy, hệ thống truyền động, truyền lực, hệ thống chuyển động. 

  • Tự ý cải tạo kích thước, kết cấu, hình dạng phương tiện khác với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền. 

  • Tự ý lắp thêm cơ cấu nâng, hạ thùng xe hoặc cải tạo công năng xe.

  • Tự ký cải tạo phương tiện ô tô khác thành phương tiện chở khách.

Nhìn chung, việc độ ô tô có thể mang lại lợi ích cho chủ xe nhưng đi kèm đó cũng có nhiều hạn chế. Đặc biệt chủ xe muốn độ ô tô cần lưu ý chấp hành đúng Luật quy định cải tạo xe, đồng thời năm rõ các bộ phận cấm độ trên xe ô tô để không vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn giao thông. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây