Sự cố kẹt chân ga xe ô tô khi đang di chuyển thực sự là "cơn ác mộng" của khi lái xe. Trong tình huống này, việc hoảng loạn có thể dẫn đến xe mất kiểm soát, vì vậy, lái xe cần phải bình tĩnh xử lý để hạn chế tai nạn xảy ra. Cách xử lý an toàn và đơn giản trong tình huống này là như thế nào? thi cùng Xe5s tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Một số tình huống có thể xảy ra khi chân ga bị kẹt là ô tô sẽ tăng tốc đột ngột, khiến người lái mất bình tĩnh và gây ra những tai nạn đáng tiếc. Trong trường hợp này, vận tốc của xe có thể đạt đến 200 km/h, khiến toàn bộ hệ thống phanh trở nên gần như vô hiệu.
Để nhận biết được ô tô đang bị kẹt chân ga, tài xế có thể chú ý đến những dấu hiệu sau:
-Mất phanh: Phanh trở nên yếu hoặc không phản ứng khi đạp.
-Đồng hồ tua máy tăng lên trên 3000 rpm (vòng/phút): Xe đột ngột tăng ga mà không có lý do.
-Xe tăng tốc đột ngột hoặc không giảm tốc khi đạp phanh: Khi đạp phanh mà xe vẫn tăng tốc, không giảm tốc độ như bình thường.
Những dấu hiệu này thường là biểu hiện rõ ràng nhất khi xe bị kẹt chân ga, và tài xế cần phải nhận biết để có biện pháp xử lý kịp thời và an toàn.
Một trong những nguyên nhân gây kẹt chân ga có thể đến từ sản xuất, nhiều hãng ô tô đã phải thu hồi một lượng lớn xe do sự cố kẹt chân ga đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Lỗi này có thể xuất phát từ hệ thống quản lý động cơ, ống chân không hay liên kết từ bộ tăng tốc bị hư hỏng. Tuy nhiên, các trường hợp này hiếm xảy ra do nhà sản xuất phải kiểm tra chất lượng một cách kỹ lưỡng trước khi đưa xe ra thị trường.
Sử dụng giày cao gót hay giày dép kiểu dáng phức tạp cũng có thể gây ra sự cố kẹt chân ga. Do đó, khi lái xe, tài xế nên chọn giày dép đơn giản, thoải mái như sneakers, giày bệt, dép có quai trơn,... Ngoài ra, thảm trải sàn hay các vật dụng khác trên sàn xe cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kẹt chân ga, bởi khi thảm trải xô lệch, vật dụng khác có thể mắc kẹt vào chân ga. Để hạn chế việc này, chủ xe nên lựa chọn thảm cố định và kiểm tra, dọn dẹp vệ sinh buồng lái thường xuyên.
Cuối cùng, việc sử dụng xe trong thời gian dài mà không bảo trì cũng làm cho chân ga xuống cấp. Vì vậy, chủ xe cần thực hiện việc bảo dưỡng, bảo trì định kỳ để xe hoạt động trong trạng thái tốt nhất.
Kẹt chân ga trên ô tô là một sự cố nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể xử lý được. Khi gặp tình huống này, lái xe cần thực hiện các bước xử lý sau để hạn chế tối đa những tai nạn nghiêm trọng và đảm bảo an toàn cho bản thân và hành khách.
Bước 1: Giữ bình tĩnh. Mặc dù đây là một tình huống nguy hiểm, nhưng nếu lái xe giữ được sự bình tĩnh, có thể xử lý tình huống một cách hiệu quả hơn. Mất bình tĩnh không chỉ không giải quyết được vấn đề mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không mong muốn.
Bước 2: Tuyệt đối không tắt máy. Khi bị kẹt chân ga, việc tắt máy sẽ vô hiệu hóa hệ thống trợ lái và tạo ra tình trạng tay lái cứng, gây khó khăn trong việc điều khiển xe, đặc biệt là khi xe đang chạy với tốc độ cao, làm tăng nguy cơ tai nạn.
Bước 3: Không sử dụng phanh tay. Phanh tay chỉ có tác dụng giữ xe đứng yên, không hoạt động khi xe đang chạy. Việc kéo phanh tay khi chân ga bị kẹt sẽ khóa bánh sau, dẫn đến mất kiểm soát và nguy cơ trượt xe.
Bước 4: Dùng mũi chân phải nâng bàn đạp ga lên. Tuyệt đối không sử dụng mũi chân trái để tránh vướng víu. Chân trái nên dùng để đạp côn và thử các phương pháp khác nếu cần.
Bước 5: Đạp phanh hết cỡ. Lái xe cần đạp phanh mạnh và đều, không ngắt và nhả liên tục, vì trợ lực phanh sẽ mất tác dụng. Với xe số sàn, tiếp tục đạp côn để ngắt truyền động xuống bánh. Với xe số tự động, chỉ cần đạp chân phanh và giữ đều, không đạp côn.
Bước 6: Chuyển xe về số mo (N). Sau khi đạp phanh, người lái cần bình tĩnh chuyển xe về số mo (N) để ngắt truyền động của xe. Cố gắng điều khiển xe tránh va chạm và giảm tốc từ từ, tránh mất kiểm soát.
Tóm lại, khi xe đang di chuyển, bạn chỉ nên giảm tốc độ bằng hệ thống phanh chính. Hy vọng thông qua bài viết này từ Xe5s, bạn đã được trang bị thêm kiến thức để xử lý khi gặp tình huống tương tự. Nếu không may gặp sự cố kẹt chân ga, hãy bình tĩnh và gạt cần sang số N để tránh những tai nạn nghiêm trọng bạn nhé!