Hệ thống phanh tự động xe ô tô là gì? Hoạt động như thế nào?

Nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, các nhà phát triển ô tô đã cho ra đời tính năng phanh tự động xe ô tô hỗ trợ lái xe an toàn. Vậy, hệ thống phanh tự động trên xe ô tô là gì? Hoạt động như thế nào? Có nên lắp phanh tự động cho ô tô không? Hãy cùng Xe5s giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.

Hệ thống phanh tự động xe ô tô là gì?

Hệ thống phanh tự động được tích hợp trên xe ô tô với mục đích đảm bảo an toàn cho hành khách trong cả quá trình di chuyển. Hệ thống phanh xe tự động hoạt động như con mắt thứ ba, có công dụng phát hiện chướng ngại vật, tính toán cự ly và hỗ trợ phanh tự động nếu không nhận thấy tín hiệu gì từ lái xe.

Tại sao phải trang bị hệ thống phanh tự động xe ô tô?
Tại sao phải trang bị hệ thống phanh tự động xe ô tô?

Hệ thống phanh tự động mang lại rất nhiều lợi ích, ví dụ trong trường hợp lái xe không tập trung hoặc ngủ gật, hoặc lúng túng khi gặp tình huống bất ngờ thì hệ thống sẽ hỗ trợ một phần nào đó. Phanh tự động sẽ thay thế người lái bằng cách cung cấp lực phanh cho các bánh xe và ngăn cản va chạm sắp xảy ra hoặc giảm thiểu cho hành khách ngồi trên xe.

>>> Xem thêm: Trang bị phụ tùng Camera hành trình giúp lái xe an toàn và yên tâm hơn

Cấu tạo của hệ thống phanh tự động trên ô tô

Để phanh tự động không gây ảnh hưởng đến việc lái xe của tài xế và có thể hoạt động chính xác thì cần liên kết với một vài chức năng khác trên xe. Cụ thể, cấu tạo của hệ thống phanh tự động xe ô tô bao gồm:

-Hệ thống cảm biến: Đóng vai trò quan sát chướng ngại vật, vật cản, con người, động vật hoặc phương tiện phía trước để cung cấp thông tin cho trung tâm xử lý ECU.

-Trung tâm xử lý ECU: Nhận thông tin cảm biến và tính toán khoảng cách xem xét có thể xảy ra tai nạn hay không. Nếu không thì chỉ dừng ở mức thu thập dữ liệu. Nếu ECU phát hiện vật cản phía trước có thể gây ra va chạm, ECU sẽ thông báo đến hệ thống phanh.

-Hệ thống phanh: Trực tiếp nhận thông tin từ ECU và tính toán lực phanh để cho các bánh xe để ngăn chặn tai nạn sắp xảy ra.

-Hệ thống cảnh báo: Nếu phát hiện sắp xảy ra va chạm, ECU sẽ thông báo cho hệ thống cảnh báo để nhắc nhở tài xế chú ý đạp phanh.

Cấu tạo hệ thống phanh tự động bao gồm: ECU, cảm biến, hệ thống phanh và hệ thống cảnh báo
Cấu tạo hệ thống phanh tự động bao gồm: ECU, cảm biến, hệ thống phanh và hệ thống cảnh báo

Như vậy, để hoạt động trơn tru, hệ thống phanh tự động cũng sẽ cần nhiều hệ thống khác hỗ trợ. 

Nguyên lý hoạt động của phanh tự động

Gồm có 5 giai đoạn trong nguyên lý hoạt động của phanh tự động: Thu thập, phân tích dữ liệu, đưa ra cảnh báo và phanh tự động tiền va chạm.

Khi xe di chuyển, hệ thống cảm biến sẽ đảm nhiệm chức năng quan sát và thu thập dữ liệu. Các hình ảnh sẽ được gửi về trung tâm xử lý dữ liệu ECU để phân tích và đưa ra kết quả. Các cảm biến của ô tô thường được lắp trên nóc xe, phía trước, phía sau để có thể quan sát được toàn cảnh.

Trung tâm xử lý ECU sẽ tiếp nhận hình ảnh, thông tin được gửi về từ hệ thống cảm biến. Từ đó phân tính, tính toán có xảy ra va chạm hay không và gửi thông báo đến hệ thống phanh.

Nguyên lý hoạt động của phanh tự động khá đơn giản và dễ hiểu
Nguyên lý hoạt động của phanh tự động khá đơn giản và dễ hiểu

Hệ thống phanh tiếp nhận thông tin ECU và tính toán cự ly, tốc độ, khoảng cách giữa xe và chướng ngại vật. Sau đó, kích hoạt bơm phanh và dẫn dòng chất lỏng phanh nhằm điều chỉnh lực phanh cần thiết để dừng xe.

Hơn thế nữa, nếu hệ thống phanh tự động ô tô được kết hợp với chức năng lái tự động cho phép xe ô tô tự điều hướng để hạn chế đâm trực tiếp.

Có nên tin cậy hệ thống phanh tự động không?

Theo nghiên cứu tại một số quốc gia như: Úc, Mỹ thì tỷ lệ giảm thiểu tai nạn của phanh tự động khẩn cấp chỉ giao động từ 20-35% chứ không ngăn chặn hoàn toàn 100% tai nạn.

Chính vì lẽ đó, nếu trang bị phanh tự động, chủ xe cũng không nên phụ thuộc nó hoàn toàn mà chỉ nên xem là công cụ hỗ trợ. Các chủ xe nên tập trung, chú ý quan sát khi lái xe để kịp thời xử lý tình huống bất ngờ.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây